Khi nhu cầu mở rộng thị trường ngày càng tăng thì việc huy động vốn là một phần không thể thiếu trong chiến lược tài chính để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy vào từng mô hình và đặc trưng riêng của doanh nghiệp sẽ có những hình thức huy động vốn khác nhau. Hiện nay có những hình thức huy động vốn nào? Hình thức huy động vốn nào phù hợp nhất với loại hình doanh nghiệp tư nhân? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
+ Trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn, tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.

+ Về pháp lý, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch trong quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp.

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay?
Huy động vốn góp ban đầu
Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng
Huy động vốn bằng tín dụng thương mại
Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu
Huy động vốn từ lợi nhuận không chia
Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
Cách huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân
Cách huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân
Khi nào thì doanh nghiệp tư nhân cần huy động vốn?
(1) Các công ty mới thành lập: Thường cần vốn để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Huy động vốn cho công ty khởi nghiệp có thể giúp trong việc mua sắm thiết bị, trả lương cho nhân viên, và tạo nền tảng cho các hoạt động kinh doanh.

(2) Mở rộng kinh doanh: Khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, mở cửa hàng mới hoặc mở rộng vào thị trường mới, huy động vốn là cần thiết để đáp ứng nhu cầu tài chính cho sự mở rộng này.

(3) Khắc phục khủng hoảng tài chính: Trong tình huống khẩn cấp khi doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng tài chính hoặc cần tiền mặt để vượt qua khó khăn tài chính ngắn hạn, huy động vốn có thể là cách để duy trì hoạt động và khắc phục vấn đề tài chính.

(4) Tái đầu tư vào doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp muốn tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, hoặc nâng cấp các phần của doanh nghiệp để cải thiện hiệu suất hoạt động, huy động vốn có thể cần thiết để thực hiện các dự án tái đầu tư này.

Phương thức huy động vốn phù hợp của doanh nghiệp tư nhân
Từ những đặc điểm trên, có thể nhận thấy rằng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu đến từ sự đầu tư của chủ doanh nghiệp và tự đăng ký vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký một cách chính xác tổng số vốn đầu tư.

Trong đó, chủ doanh nghiệp cần phải nêu rõ số vốn dưới dạng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng cũng như các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác, thông tin cần được ghi rõ bao gồm loại tài sản, số lượng, và giá trị còn lại của từng loại tài sản.

Trong doanh nghiệp tư nhân, quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp vốn dĩ không có sự tách biệt. Theo đó, mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là khoản nợ của chủ doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Vì vậy, khi có nhu cầu tăng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp chỉ có một phương thức duy nhất, đó là chủ doanh nghiệp tự đầu tư thêm vốn. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng tài sản cá nhân để đầu tư hoặc huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cách vay từ tổ chức hoặc cá nhân khác. Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ số tiền vay đó.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Cách huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Xem thêm: Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài của công ty luật siglaw.