Thoái hóa khớp ở người cao tuổi
ĐẠI CƯƠNG

Thoái hóa khớp là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Đây là quá trình lão hóa của tổ chức sụn xương, đầu xương và các tổ chức phần mềm quanh khớp. Không phải là bệnh lý thật sự, xuất hiện ở tuổi 40 và tăng dần theo thời gian. Từ tuổi 70 trở lên hầu như mọi người đều có dấu hiệu thoái hóa khớp.


Thoái hóa khớp chủ yếu là sụn khớp và đĩa đệm cột sống khiến những nơi này mất sự nhẵn bóng, chúng trở nên xơ cứng, mất sự đàn hồi và sau đó là hiện tượng đặc phần đều xương, có thể mọc thêm các gai khớp xương do hiện tượng lắng đọng canxi ở mép dây chằng bám vào cột sống tạo ra hình ảnh gai xương trên phim X quang.

Thoái hóa khớp thường gặp ở người 50 tuổi trở lên và nữ ở tuổi mãn kinh bị nhiều hơn nam giới. Có thể gây tổn thương ở cột sống, đốt sống cổ, khớp gối, khớp háng, khớp vai. Thường chỉ bị ở một, hai khớp chứ ít khi ở nhiều khớp. Người thân nên mua gậy chống bằng gỗ dành cho người già để giúp đi lại thuận tiện hơn.


NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH

1. Đau: Là dấu hiệu sớm và nổi bật nhất. Thoạt đầu chỉ đau khi vận động, nghỉ ngơi sẽ hết, sau cơn đau sẽ âm ỉ, liên tục tăng lên khi cử động.

2. Hạn chế vận động

Nếu thoái hóa khớp gối:


-Đau khi đi lại, đứng lên, ngồi xuống. Khó khăn nhất là lúc lên xuống cầu thang gác hoặc ngồi xổm đứng lên, khi xuống cầu thang đau nhiều hơn.

-Các vận động gập và duỗi cẳng chân bị hạn chế.

-Có thể nghe thấy tiếng kêu lắc rắc khi cử động.

-Cả hai bên khớp gối đều mắc phải.

-Phụ nữ béo ở tuổi mãn kinh hay mắc chứng này.


Nếu thoái hóa khớp háng:


-Đau khi vận động, nghỉ ngơi sẽ hết.

-Vị trí đau thay đổi lúc thì đau ở bẹn, lúc thì ở vùng đùi, khi thì đau ở vùng mông và mặt sau đùi.

-Đi lại khập khiễng, dạng hán khó khăn, khó gấp đùi vào bụng.


Nếu thoái hóa cột sống:


-Thoái hóa cột sống thường gặp ở cột sống vùng thắt lưng và cột sống cổ.

-Đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một vài ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng. Nếu nằm nghỉ cơn đau sẽ giảm.

-Các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người thường rất khó khăn vì rất đau.



Nếu thoái hóa khớp vai (còn gọi là viêm khớp vai):


-Đau xuất hiện tăng dần lên và trở nên thường xuyên ở mỏm vai xuyên ra cánh tay với khuỷu tay làm cho cử động khó khăn.

-Các cử động ra tay ra trước, ra sau, quay tay bị hạn chế, có khi bệnh nhân còn không làm được cả động tác đơn giản như gãi lưng hay chải đầu.

3. Teo cơ:

-Xuất hiện sau 2 triệu chứng đau và hạn chế cử động.

-Teo cơ chi dưới hay gặp nhất.

-Cần lưu ý là thoái hóa khớp có thể làm biến dạng khớp nhưng không bao giờ làm mưng mủ tại chỗ. Khớp không nóng, không đỏ, bệnh nhân không sốt.

4. Những việc cần làm

Về phòng bệnh:


-Nên nhớ thoái hóa khớp là sự lão hóa tất yếu của cơ thể nên không có thuốc điều trị đặc hiệu và phòng bệnh cũng khó khăn.

-Đề phòng và hạn chế thoái hóa khớp lúc về già, ta nên tập thể dục đều đặn nhất là từ 40 tuổi trở lên.

-Tránh béo phì bằng điều tiết ăn uống.

-Tránh bị đái tháo đường.

-Tránh những động tác quá mạnh, bất chợt, làm lệch trục xương, đề phòng ngã.


Về điều trị:


1. Giảm đau có 2 biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc:

-Giảm đau bằng thuốc: Dùng thuốc đối với người cao tuổi cần rất thận trọng, cần có sự chỉ dẫn và theo dõi của thầy thuốc. Hết sức tránh lạm dụng thuốc đặc biệt là các thuốc kháng viêm. Các thuốc giảm đau đơn thuần: Paracetamol, Aspirin, Idarac, Tramadol. Ở gia đình chỉ nên sử dụng các loại thuốc trên, còn các thuốc giảm đau khác cần có chỉ định của thầy thuốc.

-Giảm đau bằng các biện pháp không dùng thuốc: Các biện pháp này vừa hữu hiệu trong việc giảm đau và là cách tốt nhất để hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau. Dùng vật lý trị liệu như xoa bóp, ủ nóng chỗ đau, tắm nước khoáng, châm cứu, kích thích các đầu mút thần kinh bằng điện, yoga, đi bộ, xe đạp.

2. Giữ gìn, duy trì chức năng vân động của khớp:

-Tập luyện để tăng cường sức cơ và khối lượng cơ, đặc biệt là cơ từ đầu đùi, cơ lưng và cơ quanh vai. Khi bị khớp ở chân, người bệnh cũng phải di chuyển và vận động, nếu khó khăn thì có thể mua gậy chống bằng gỗ dành cho người già để đi lại thuận tiện hơn.

-Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp).

-Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất (protit, calci, vitamin D, vitamin nhóm B).

-Trường hợp đau nhiều, biến dạng khớp cần đi khám bác sỹ chuyên khoa để theo dõi, kết hợp những biện pháp phục hồi chức năng với điều trị vật lý và thuốc.