Phụ nữ khi mang thai rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ, điều này gây ảnh hưởng tới thai nhi rất nhiều, làm cho bào thai trở nên to hơn bình thường, phát triển quá lớn. Đây là trường hợp thường thấy do gluco quá cao do nhau thai tạo ra, kích thích tuyến tụy của bào thai sản xuất nhiều insulin làm cho thai nhi phát triển quá nhanh dẫn tới phải mổ.
Cũng có trường hợp sản phụ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai nhưng lại có hàm lượng đường trong máu ( kể cả thai nhi) lại thấp, nhất là sau khi sinh, đó là do việc sản xuất ra insulin quá nhiều. Gặp trường hợp này, có thể tiêm gluco cho bé bú thì sẽ khắc phục được tình trạng trên.
Sản phụ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai nếu sinh con quá sớm thì đứa bé thường mắc phải hội chứng hô hấp khó. Do vậy cần phải theo dõi khi bé nhà mình được sinh ra để hỗ trợ bằng ống thở, giúp phổi của bé phát triển cân đối và bình thường trở lại.
Bé sinh ra mà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể mắc chứng vàng da, vàng mắt. Nguyên nhân của chúng vàng da này la do gan của bé phát triển chưa hoàn chỉnh, chưa đủ khả năng để bẻ gãy bilirubin phục vụ cho việc tuần hoàn máu đỏ.
Những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 rất cao khi lớn tuổi, vì vậy các mẹ cần phải lưu ý chế độ ăn uống thích hợp để bé nhà mình khỏe mạnh, cân bằng dưỡng chất.
Các mẹ phải thật cẩn thận khi mắc bệnh này vì có thể thai nhi sinh ra sẽ mang dị tật như khuyết dây thần kinh, thiếu đốt sống, tim, thận, phổi, đường ruột...